Văn hoá dòng họ - họ tộc là thiêng liêng sâu thẳm trong tâm khảm của các thế hệ con cháu.
MINH TÚ
Trải qua chiều dài hơn 300 năm phát triển của vùng đất miền Đông Nam Bộ, mỗi dòng họ, họ tộc đã tạo nên và lưu truyền lại nét đẹp văn hoá của dòng họ, họ tộc mình hoà cùng với văn hoá dân tộc, văn hóa các địa phương nơi mình cư ngụ. Qua đó, những quy ước, phong tục tốt đẹp của từng dòng họ sẽ được tiếp tục tạo dựng và duy trì và phát triển.
Đời sống văn hoá tinh thần của các họ tộc
Theo con số thống kê, hiện nay chỉ riêng địa bàn tại thành phố Hồ Chí Minh đã có 355 dòng họ lớn nhỏ hiện đang sinh sống, trong đó có 10 họ có số người đông chiếm đa số. Trong thời gian gần đây, từ Bắc chí Nam các họ tộc đặc biệt quan tâm đến việc khôi phục việc họ như diễn dịch, biên soạn, phổ biến gia phả, sửa sang tôn tạo tổ mộ, từ đường, tổ chức tế tự, giỗ tổ hàng năm và gắn bó tình cảm gia tộc mật thiết hơn.
Nhiều họ tộc đã tổ chức quy cũ hệ thống dòng họ trong cả nước, có ra bản tin dòng họ hàng năm. Có các dòng họ đã có nhà thờ tổ, như họ Vũ ( Võ ) ở Long Thành ( Đồng Nai ), họ Phan ( Bình Chánh ), họ Tô ở Củ Chi ( Tp. HCM )…. Mỗi lần giỗ Tổ hàng năm, hàng trăm, ngàn con cháu về họp mặt, thành kính trang nghiêm dâng hương tưởng nhớ đến ông bà, tổ tiên.
Người Việt ta đặc biệt coi trọng ngày giỗ, gần là giỗ cha mẹ, xa là giỗ họ. Đối với họ tộc, ngày giỗ họ là ngày rất quan trọng, là dịp để con cháu khắp nơi tụ họp về tưởng nhớ tổ tiên, gặp gỡ củng cố tình cảm huyết thống, giáo dục con cháu nhiều thế hệ biết sống yêu thương nhân nghĩa…
Lưu giữ văn hoá dòng tộc
Điểm cốt lõi của văn hoá dòng họ là làm sao duy trì và tạo lập cho các thế hệ hiện tại có một cuộc sống văn hoá tinh thần và văn hoá ứng xử tốt đẹp, qua đó được gìn giữ và lưu truyền cho các thế hệ về sau. Vai trò của dòng họ đối với từng gia đình, từng thành viên trong dòng họ là cực kỳ quan trọng, lấy gương sáng của tổ tông giáo dưỡng cho con cháu học tập, lao động đóng góp cho gia đình và xã hội, biết sống đùm bọc giúp đỡ lẫn nhau để trở thành những công dân có ích. Những quy ước, phong tục tốt đẹp của từng dòng họ cần được tạo dựng và duy trì, đó là tộc phong rất cần thiết.
Một trong những điểm sáng lưu giữ văn hoá dòng tộc là Nhà thờ tộc họ. Các nhà thờ tộc họ có thể có quy mô xây dựng to, nhỏ khác nhau với nhiều hình thức đa dạng và mang bản sắc riêng nhưng tất cả đều hội tụ một mục đích dùng làm nơi để những người trong tộc họ liên lạc, gặp gỡ nhau để tiến hành các nghi lễ tưởng nhớ công đức của tổ tiên, lưu truyền văn hoá, lai lịch và gia phả dòng tộc. Hiện nay vẫn còn rất nhiều dòng họ ở Tp. HCM và một số tỉnh phía Nam chưa có nhà thờ Tổ, chưa xây dựng được gia phả cho dòng tộc mình. Theo PGS.TS Nguyễn Văn Huy, Nguyên Giám đốc Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam cho biết: "Linh hồn của một nhà thờ họ chính là tâm linh, niềm tin vào sự phù hộ của tổ tiên, là trách nhiệm và tình cảm uống nước nhớ nguồn của con cháu với cha ông mình, là việc tạo ra sự gắn kết các thành viên của dòng họ với nhau thành một cộng đồng nhỏ trong xã hội đương đại. Đó là những giá trị vĩnh hằng và bản sắc của các nhà thờ họ người Việt.”
Đền thờ trăm họ tại An Viên Vĩnh Hằng
Xét về bình diện chung, tổ chức của mỗi dòng họ tuy có nề nếp hiệu quả nhưng vẫn mang tính đơn lẻ của riêng họ tộc mình. Trong xu thế ngày nay, các dòng họ mong muốn giao lưu, mở rộng mối liên kết với các dòng họ khác để trao đổi kinh nghiệm học hỏi nhau cùng xây dựng và phát triển dòng tộc mình ngày càng bền vững và tôt đẹp hơn.
Tại Đồng Nai, An Viên Vĩnh Hằng là dự án Công viên Nghĩa trang được quy hoạch theo mô hình công viên kết hợp với nghĩa trang có quy mô 316ha, trong đó giai đoạn 1 là 116 ha toạ lạc tại Huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai do Liên hiệp hợp tác xã Dịch vụ tổng hợp Đồng Nai (DonaCoop) làm chủ đầu tư. An viên Vĩnh Hằng được thiết kế hiện đại nhưng vẫn bảo đảm được những giá trị về mặt tinh thần, tâm linh hài hoà với quy hoạch phát triển không gian và cảnh quan thiên nhiên. Với mong muốn đáp ứng nhu cầu giao lưu văn hoá và tâm linh của các dòng họ, bên cạnh các công trình kiến trúc văn hoá, lịch sử của dự án như Liệt tổ tri ân điện, Đền thờ Anh hùng Liệt sĩ Đông Nam Bộ, Đền thờ Nguyễn Hữu Cảnh, DonaCoop còn xây dựng khu Đền thờ trăm họ tại dự án An Viên Vĩnh Hằng. Như vậy, lần đầu tiên, Đền thờ trăm họ đã hiện thực hoá ý thức hệ về Gia phả, dòng tộc với sự quy tụ của hàng trăm Nhà thờ họ dành riêng cho các dòng họ đang sinh sống tại khu vực Miền Nam cũng như các dòng họ từ Miền Trung, Miền Bắc di cư vào Nam từ bao đời nay.
Ông T. Sơn một khách hàng tâm đắc chia sẻ: các thế hệ cha ông dòng họ chúng tôi đã vào Nam sinh sống đã lâu, con cháu qua nhiều thế hệ hiện nay đã rất đông. Chúng tôi mong muốn có thể tạo lập được một nhà thờ Tổ ở trong Nam để con cháu có nơi chốn gặp mặt, tụ họp hàng năm tưởng nhớ tổ tiên, ông bà. An Viên Vĩnh Hằng là dự án có địa thế đẹp, quy hoạch lâu dài và ổn định. Ngoài Nhà thờ họ tộc, còn có khu vực Gia Viên dành riêng cho các gia đình và dòng tộc lựa chọn khi đưa thân nhân về an nghỉ nơi đây.
Có thể nói, An Viên Vĩnh Hằng đã góp phần tôn vinh những giá trị cao đẹp của gia đình và truyền thống dân tộc, là điểm hẹn về văn hoá, lịch sử và tâm linh cho nhiều hế hệ con cháu mãi về sau.
Ông Nguyễn Thanh Bền, Phó Giám đốc Trung tâm UNESCO Nghiên cứu văn hóa các dòng họ cho biết: "Việc tạo lập được một khu Đền thờ trăm họ tại khu vực phía Nam sẽ tạo cầu nối và sự gắn kết bền chặt hơn giữa các thế hệ con cháu của các dòng họ với nhau, tạo nên nét đẹp giao lưu văn hoá và sinh hoạt cộng đồng nhiều ý nghĩa”.