VN.Express Lần đầu tiên khu đền thờ 100 họ tộc dành riêng cho các dòng họ đang sinh sống tại Nam bộ và từ miền Trung, Bắc di cư vào, được xây dựng trong khu công viên nghĩa trang An viên Vĩnh hằng ở Đồng Nai.
Văn hóa dòng họ - họ tộc là thiêng liêng sâu thẳm trong tâm khảm của các thế hệ con cháu.
Đời sống văn hóa tinh thần của các họ tộc
Theo con số thống kê, hiện nay chỉ riêng TP.HCM đã có 355 dòng họ lớn nhỏ hiện đang sinh sống, trong đó có khoảng 10 họ có số người rất đông. Gần đây, từ Bắc chí Nam các họ tộc đặc biệt quan tâm đến việc khôi phục việc họ như: diễn dịch, biên soạn, phổ biến gia phả, sửa sang tôn tạo tổ mộ, từ đường, tổ chức tế tự, giỗ tổ hằng năm và gắn bó tình cảm gia tộc mật thiết hơn.
Nhiều họ tộc đã tổ chức quy củ hệ thống dòng họ, có ra bản tin dòng họ hằng năm. Một số dòng họ đã có nhà thờ tổ như họ Vũ (Võ) ở Long Thành (Đồng Nai), họ Phan ở Bình Chánh và họ Tô ở Củ Chi (TP.HCM)... Ngoài ra, hằng năm có hàng trăm, hàng ngàn con cháu về họp mặt, thành kính dâng hương tưởng nhớ ông bà, tổ tiên.
Người Việt đặc biệt coi trọng ngày giỗ, gần là giỗ cha mẹ, xa là giỗ họ. Đối với họ tộc, ngày giỗ họ rất quan trọng, là dịp để con cháu khắp nơi tụ họp về tưởng nhớ tổ tiên, gặp gỡ củng cố tình cảm huyết thống, giáo dục con cháu nhiều thế hệ biết sống yêu thương nhân nghĩa…
- Đền thờ trăm họ tại An Viên Vĩnh Hằng -
Xét về bình diện chung, tổ chức của mỗi dòng họ tuy có nề nếp hiệu quả nhưng vẫn mang tính đơn lẻ của riêng họ tộc mình. Trong xu thế ngày nay, các dòng họ mong muốn giao lưu, mở rộng mối liên kết với các dòng họ khác để trao đổi kinh nghiệm học hỏi, cùng xây dựng và phát triển dòng tộc mình ngày càng bền vững và tốt đẹp hơn.
Tại Đồng Nai, An Viên Vĩnh Hằng là dự án Công viên Nghĩa trang được quy hoạch theo mô hình công viên kết hợp với nghĩa trang có quy mô 316 ha. Trong đó giai đoạn 1 là 116 ha tọa lạc tại huyện Vĩnh Cửu, Đồng Nai do Liên hiệp Hợp tác xã Dịch vụ tổng hợp Đồng Nai (DonaCoop) làm chủ đầu tư.
An Viên Vĩnh Hằng được thiết kế hiện đại nhưng vẫn bảo đảm được những giá trị về mặt tinh thần, tâm linh hài hòa với quy hoạch phát triển không gian và cảnh quan thiên nhiên. Với mong muốn đáp ứng nhu cầu giao lưu văn hóa và tâm linh của các dòng họ, bên cạnh các công trình kiến trúc văn hóa, lịch sử của dự án như Liệt tổ tri ân điện, Đền thờ anh hùng liệt sĩ Đông Nam Bộ, Đền thờ Nguyễn Hữu Cảnh, DonaCoop còn xây dựng khu Đền thờ trăm họ tại An Viên Vĩnh Hằng. Như vậy, lần đầu tiên Đền thờ trăm họ sẽ giúp hiện thực hóa ý thức hệ về gia phả, dòng tộc với sự quy tụ của hàng trăm nhà thờ họ dành riêng cho các dòng họ đang sinh sống tại khu vực phía Nam cũng như các dòng họ từ miền Trung, miền Bắc di cư vào Nam từ bao đời nay.
Nghĩa trang An viên vĩnh hằng được xây dựng trên diện tích 300 ha, tổng vốn đầu tư 2.000 tỷ đồng. Ngày 8/1/2012, dự án này xong giai đoạn một trên diện tích 116ha, trong đó điểm nhấn là khu đền thờ 100 tộc họ khắp trong Nam ngoài Bắc. Dự kiến đến năm 2014, phần còn lại của dự án sẽ hoàn tất.
Khu đền thờ là nơi lưu giữ gia phả của hàng trăm họ tộc, quy tụ những nhà thờ đặc trưng của nhiều họ hàng. Theo Ban tổ chức, đền thờ tộc nhằm góp phần gìn giữ vai trò của gia đình, tổ tiên trong đời sống tâm linh người Việt Nam.
Để đánh dấu công trình này, mới đây hơn 500 đại diện cho khoảng 100 dòng họ tiêu biểu ở khu vực phía Nam đã gặp gỡ nhau tại TP HCM. Chương trình này được Trung tâm UNESCO Văn hóa dòng họ và gia đình Việt Nam, Trung tâm Nghiên cứu và thực hành gia phả, tư vấn, hỗ trợ.
Ban tổ chức cũng đang thu thập thông tin các dòng họ để chuẩn bị cho việc đăng ký xác nhận kỷ lục Việt Nam "Bức hoành phi gia tộc Việt". Bức hoành phi bao gồm 4.000 tấm hình gia đình có trên ba thế hệ, tượng trưng cho hơn 4.000 năm văn hiến. Những bức ảnh này được in trên nền Rồng Việt.
Khu đền thờ trăm họ tộc là một trong các hạng mục mang yếu tố tâm linh đặc thù của công viên nghĩa trang này. Nơi đây còn có đền thờ anh hùng liệt sĩ miền Đông Nam Bộ, đền thờ Vua Hùng và các vị tiền nhân lịch sử. Bên cạnh đó, nhiều công trình tín ngưỡng tôn giáo được xây dựng trong khuôn viên như: Tịnh Độ Liên Đài, tượng phật A Di Đà cao 35 m, tượng Chúa cứu thế cao 20 m, bảo tháp 9 tầng, Thiền viện Vĩnh hằng…
Ông T. Sơn, một khách hàng tâm đắc, chia sẻ: "Các thế hệ cha ông dòng họ chúng tôi vào Nam sinh sống đã lâu, con cháu qua nhiều thế hệ hiện nay đã rất đông. Chúng tôi mong muốn có thể tạo lập được một nhà thờ tổ ở trong Nam để con cháu có nơi chốn gặp mặt, tụ họp hằng năm tưởng nhớ tổ tiên, ông bà."
Có thể nói An Viên Vĩnh Hằng góp phần tôn vinh những giá trị cao đẹp của gia đình và truyền thống dân tộc, là điểm hẹn về văn hóa, lịch sử và tâm linh cho nhiều thế hệ con cháu mãi về sau.